Cách tốt nhất để bạn làm việc với những cơ sở sửa chữa máy tính

Dichvulaptophcm.com xin chia sẽ một số kinh nghiệm của mình về lĩnh vực sửa chữa máy tính. Sau khi đọc, bạn có thể chọn lọc những cách phù hợp nhất để tránh những sai lầm không đáng có cũng như giảm thiểu mức độ thiệt hại và số lần đi sửa chữa cho chiếc máy tính của mình.



1. Trước khi đi sửa máy tính:

Trước khi bạn đi sửa máy tính, Dichvulaptophcm.com khuyên bạn nên đánh dấu lên những thiết bị trên máy hoặc ghi chú lại những số serial trên máy. Tiếp theo đó là bạn nên lưu lại (backup) toàn bộ dữ liệu trên máy của mình vào một ổ cứng hoặc vào một máy tính khác. Đây không phải là một hành động nghi ngờ mà chỉ là đề phòng thôi bạn, tránh những trường hợp do nhân viên kỹ thuật sơ ý chỉnh sửa làm mất dữ kiệu bạn.

2. Khi nhận bàn giao máy tính:

Khi bạn bàn giao máy tính cho cơ sở sửa chữa, bạn hãy dùng/mượn một chiếc bút dạ để ký lên đầy đủ những thiết bị/linh kiện laptop. Ví dụ: Màn hình, RAM, HDD, Main, Ổ đĩa quang …

3. Giấy tờ bàn giao máy:

Sau đó là giấy tờ bàn giao máy, bạn nên kiểm tra và so sánh lại tất cả các thông tin ghi trên phiếu có khớp với thông tin trên máy hay không? Nếu cần thiết, bạn nên yêu cầu nhân viên nhận máy ghi rõ và đầy đủ số serial cho từng thiết bị để tránh một số vấn đề phát sinh ngoài ý muốn giữa hai bên.

4. Khi hoàn tất thủ tục bàn giao máy tính:

Khi để lại máy, bạn nên để lại tất cả các thiết bị của máy như HDD, RAM, CD ROM, ... cho dù nhân viên muốn trả lại để bạn cầm về. Vì ngoài việc kiểm tra sự cố, bạn cũng để lại tất cả những linh kiện cần thiết để nhân viên kỹ thuật có thể kiểm tra toàn diện tốt hơn tránh việc bạn phải quay lại nhiều lần.

5. Liên hệ thông tin:

Bạn nên sử dụng điện thoại để liên hệ với bên sửa chữa về các thông tin như tình trạng của máy, giá cả và thời gian xử lý sự cố. Ngoài ra, trước khi qua lại lấy máy bạn nên gọi điện trước cho bên sửa chữa để xem đã hoàn thành chưa, tránh tình trạng bạn chạy qua đó mà máy vẫn chưa xong, làm mất thời gian đi lại của bạn.

6. Khi nhận lại máy:

Khi nhận lại máy, bạn cần phải kiểm tra/so sánh những thông tin trên phiếu với máy và những điểm bạn đã đánh dấu. Nên kiểm tra kỹ tình trạng máy ngay tại cửa hàng để xử lý ngay nếu có vấn đề, vì theo lý khi bạn đã đi ra cửa hàng rồi thì những cơ sở sửa chữa sẽ không chịu trách nhiệm về máy của bạn nữa. Vì vậy, các trường hợp phát sinh khi bạn mang máy về thì bạn sẽ phải tự chịu thiệt đầu tiên. Lúc này, bạn chỉ còn mong chờ vào sự uy tín của cửa hàng/cơ sở sữa chữa nữa mà thôi.

7. Một lời khuyên căn bản:

“khi bạn đi sửa chữa hoặc mua bán bất kỳ thứ gì, bạn phải thật sự thoái mái. Có thể bạn soi xét kỹ nhưng bạn cần phải soi xét với một tâm trạng thực sự thoải mái”. Vì theo kinh nghiệm của cá nhân: Những người càng không được thoải mái trong vấn đề mua bán thì sẽ càng gặp nhiều trục trặc phát sinh ngoài ý mong muốn từ những sản phẩm và dịch vụ mà họ đã mua hoặc sử dụng.

Trên đây là 7 vấn đề quan trong cho bạn khi đi sữa chữa máy tính, mong là sẽ giúp ích được phần nào cho bạn. Thanks bạn đã bỏ thời gian xem qua!